
Yoga Asana và Pranayam – Kiểm soát dòng năng lượng
1. ASANA
“Asana” là một từ tiếng Phạn có nghĩa là một tư thế thể chất. Theo nghĩa rộng, Anasa tức là tư thế cụ thể được giữ cố định và thoải mái trong một thời gian dài. Vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Pataniali đã viết các quy tắc khi tập Yoga trong cuốn “Những nguyên tắc cơ bản của Yoga” trong “ Yoga Sutras” (cách ngôn). Ông chỉ gọi tư thế thiền định là “Anasa”, còn tư thế thể chất thì ông gọi là “Yoga Vyayam”. Tuy nhiên, thông thường, các bài tập Yoga động cũng được gọi là Anasa.
Các bài tập Asana bắt nguồn từ những di chuyển và tư thế tự nhiên của các loài động vật và các tư thế này được lấy tên từ các con vật đó như “mèo”, “hươu”, “hổ”, thỏ rừng”,…. Những tư thế này sử dụng những ví dụ từ thiên nhiên mô tả cách thức các con vật tự chữa bệnh cho chính mình. Các bài tập Anasa có tác động rất lớn đến cơ thể cũng như tinh thần. Những con vật đã sử dụng các di chuyển cũng như các tư thế này một cách bản năng vì đó là những lợi thế tự nhiên của chúng. Những tác động này sẽ đạt được thông qua việc luyện tập các bài tập Anasa.
Các bài tập Anasa cũng có lợi cho cơ bắp, khớp xương, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ bạch huyết, cũng như tâm trí, tinh thần và luân xa (các trung tâm thần kinh). Đây là những bài tập tinh thần, giúp tăng cường và cân bằng toàn bộ hệ thần kinh và làm hải hò cũng như ổn định trạng thái tinh thần của người tập. Những tác động của các bài tập này đó là giúp ta cảm thấy hài lòng, thoải mái tinh thần, thư giãn và cảm thấy tự do cũng như bình yên từ trong nội tâm.
Thở đóng một vai trò quan trọng trong các bài tập Anasa. Bằng cách phối hợp giữa thở và di chuyển, việc tập luyện Yoga trở nên hài hòa, thở sâu một cách hợp lý góp phần kích thích quá trình lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể. Sử dụng hơi thở tăng cường đáng kể mức độ thư giãn của các cơ bằng cách tập trung vào các khu vực căng thẳng của cơ thể và chủ ý thư giãn các bộ phận đó khi thở ra.
Bởi vì hầu hết mọi người có thói quen thở không sâu, nên lượng không khí vào phổi không đủ. Thở đúng cách là nền tảng cho chức năng trao đổi chất tối ưu trong cơ thể. Với việc tập luyện thường xuyên, thì việc hít thở sâu theo Yoga (Full Yoga Breath) sẽ trở thành một thói quen tự nhiên. Thở chậm và sâu hơn giúp cải thiện hệ tuần hoàn, chức năng thần kinh và toàn bộ trạng thái thể chất của con người. Nó cũng giúp ta tĩnh tâm và kiểm soát được tâm trí.
Các nguyên tắc quan trọng khi tập Asana
Luôn luyện tập các bài tập Anasa luôn luôn được kết hợp với hơi thở.
Các di chuyển mở rộng ngực và khoang bụng luôn phải kết hợp với động tác hít thở
Các di chuyển hóp ngực và khoang bụng luôn phải kết hợp với động tác thở ra
Trong thời gian đầu luyện tập, các bài tập Anasa được thực hiện một hoặc hai lần mà không cần cá nhân người tập giữ lại tại thư thế đó, để di chuyển của cơ thể và hơi thở được đồng nhất với nhau. Theo đó hình thành thói quen di chuyển nào thì hít thở và di chuyển nào thì thở ra. Loại tập luyện này giúp kiểm soát được hệ thần kinh, kích thích các tuyến, và làm tăng dung tích hơi thở và giải thoát tâm trí khỏi những xáo trộn về vật chất và cảm xúc. Tinh thần được thư giãn, bình yên và không vướng bận.
Chỉ sau khi đã được tập luyện sơ bộ, thì một tư thế Anasa sẽ được giữ trong một thời gian dài hơn, thở bình thường. Trong suốt quá trình tập luyện, người tập phải tập trung vào các bộ phần cơ thể cụ thể mà bài tập này yêu cầu. Ý thức về hơi thở cũng phải được hướng đến các bộ phận này của cơ thể.
2. PRANAYAMA (ĐIỀU KHÍ)
Pranayama là phương pháp kiểm soát và điều tiết hơi thở một cách có ý thức và cố ý (Prana có nghĩa là hơi thở, yama có nghĩa là kiểm soát, điều tiết). Với mỗi hơi thở, chúng ta không chỉ hấp thụ oxy, mà còn cả Prana (hởi thở). Prana là năng lượng vũ trụ, năng lượng trong Vũ trụ tạo ra, được bảo tồn và thay đổi. Đây là thành tố cơ bản của cuộc sống và ý thức. Prana được tìm thấy trong thực phẩm, do đó có một chế độ ăn chay bổ ích và lành mạnh đóng một vai trò rất quan trọng.
Việc điều khiển ý thức của Prana trong cơ thể giúp tăng cường sức sống, giải độc cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch, cũng như đạt tới một trạng thái yên bình, thư giãn từ nội tâm và một tâm trí được giải thoát khỏi những xáo trộn cảm xúc.
Tác dụng của Pranayama
Tác dụng về mặt thể chất
· Bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh
· Thanh lọc máu
· Cải thiện sự hấp thụ oxy
· Tăng cường khả năng của phổi và tim
· Điều hòa huyết áp
· Điều hòa hệ thần kinh
· Hỗ trợ quá trình chữa bệnh và các liệu pháp chữa bệnh
· Tăng cường khả năng chống nhiễm trùng
Tác dụng về mặt tâm thần
· Loại bỏ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm
· Làm cho suy nghĩ và cảm xúc trở nên trầm tĩnh
· Cân bằng tinh thần
· Giải phóng tắc nghẽn năng lượng
Tác dụng về mặt tinh thần
· Giác ngộ và thanh lọc luân xa (các trung tâm năng lượng)
· Phát triển tâm thức
Rất hay
Reply